Chủ Nhật, 7 tháng 11, 2021

LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUẢN LÝ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ?

 


Quản lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp lại rất quan trọng dù cho doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Bài viết sau chúng ta sẽ đi sâu và tìm hiểu rõ hơn về quản lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp là gì nhé.

1. Quản lý quy trình nghiệp vụ là gì?

Đây là tất cả quá trình diễn ra các công việc trong 1 tổ chức doanh nghiệp. Gồm các bước từ đầu đến cuối trong quy trình kinh doanh. Từ xác định các chuỗi hoạt động hoặc các bước cần thực hiện nhằm đáp ứng từ mục tiêu nhỏ đến mục tiêu chung của công ty. Từ quy trình nghiệp vụ chúng ta thấy được tất cả các thành phần chính của quá trình kinh doanh.

2. Mục đích chính của quản lý quy trình nghiệp vụ là gì?

Nắm bắt được quy luật dòng chảy của một doanh nghiệp là rất quan trọng đối với các tổ chức. Góp phần giúp nhà quản trị doanh nghiệp và nhân viên hiểu biết được quy trình kinh doanh độc đáo của công ty để điều hành và làm việc. Hiểu được các yêu cầu kinh doanh, giúp công ty định hướng và xác định các lĩnh vực cần cải tiến.

3. Các bước quản lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp

Sơ đồ phác thảo quy quản lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp như sau:

Xem thêm: Chuyển đổi số trong công tác quản trị nguồn nhân lực

Bước 1 : Thiết kế: bao gồm việc thu thập dữ liệu và quy trình làm việc để xử lý nó. Xây dựng biểu mẫu và xác định từng nhiệm vụ từng đối tượng trong quy trình làm việc.

Bước 2 : Mô hình: Trình bày bố cục trực quan. Sửa các chi tiết đưa ra ý tưởng rõ ràng về chuỗi sự kiện và luồng dữ liệu trong suốt quy trình.

Bước 3 : Thực hiện: thử nghiệm nó trực tiếp với một nhóm nhỏ trước và sau đó mở rộng ra đến tất cả các đối tượng.

Bước 4 : Theo dõi: theo dõi quá trình chạy thử nghiệm. Xác định tiến độ, đo lường hiệu quả và xác định vị trí tắc nghẽn.

Bước 5 : Tối ưu hóa để xem xét các bước cải tiến quy trình kinh doanh.

4. Lợi ích của việc quản lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp là gì?


Một vài lợi ích của việc quản lý quy trình nghiệp vụ doanh nghiệp trong kinh doanh như sau:

Giúp năng suất tăng cao hơn: nắm rõ quy trình và mục tiêu sẽ giúp nhân viên định hướng rõ những việc cần làm. Từ đó hệ thống công việc được rõ ràng không bị rối rắm và lãng phí thời gian, đạt được năng suất làm việc tốt hơn.

Tính linh hoạt: giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài thì tính linh hoạt là vô cùng cần thiết. Trong kinh doanh đòi hỏi bạn phải thay đổi để thích nghi, cũng như nắm bắt sự linh hoạt là điều thiết yếu.

Giải trình trách nhiệm rõ ràng: Việc phân chia trách nhiệm rõ ràng giúp việc giải trình trách nhiệm minh bạch hơn.

Sức ảnh hưởng rộng hơn: quy trình nghiệp vụ tỉ mỉ giúp triển khai công việc nhanh chóng hơn. Dễ dàng đưa ra quyết định hơn cũng như cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Cho thấy quản lý quy trình nghiệp vụ có sức ảnh hưởng lớn đến mức độ nỗ lực làm việc của nhân viên.

Bài viết tham khảo:

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét