Thứ Năm, 20 tháng 1, 2022

Quy trình tiếp nhận nhân viên mới chuyên nghiệp

 Môi trường làm việc chính là một trong những tiêu chí giữ chân nhân tài hiệu quả nhất. Vì vậy, doanh nghiệp hãy xây dựng quy trình tiêp nhận nhân viên mới một cách chuyên nghiệp nhất ngay từ khâu ban đầu trong quản trị nhân sự. 

I. Ý nghĩa của hoạt động tiếp nhận nhân viên mới

- Giúp nhân viên mới trúng tuyển cảm thấy họ được tin tưởng, được tôn trọng, được hỗ trợ tốt trong quá trình làm việc. Vậy nên tâm trạng sẽ rất an tâm, nhiệt tình làm việc, nhiệt huyết cống hiến, không những tiếp thu việc nhanh, mà còn có thể sáng tạo nhiều phương pháp nâng cao hiệu suất công việc.

- Doanh nghiệp áp dụng quy trình tiếp nhận hiệu quả cũng an tâm về sự thông suốt của chuỗi vận hành vì vị trí khuyết đã có người thay thế. 

>>> Xem thêm: Xây dựng quy chế lương thưởng, bảng thành tích cho doanh nghiệp

II. Quy trình chào đón nhân viên mới chuyên nghiệp

Chuẩn bị không gian làm việc cho nhân viên mới

Tất cả cơ sở vật chất cần thiết, bản mô tả công việc, tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể … đều cần chuẩn bị sẵn trước khi chào đón nhân viên mới 01 ngày.

Thứ hai, giới thiệu trước về nhân viên mới phòng chuyên môn.

Nhằm tạo không khí gần gũi, thân thiện, việc ngày mai hoặc ngày mốt người mới sẽ đến nhận việc cần được thông báo đến các đồng nghiệp trong phòng ban. Quy chuẩn thì viết email với đầy đủ thông tin cá nhân của nhân viên mới, thân thiết hoặc quy mô phòng vừa phải thì thông báo miệng cũng được, miễn sao người cũ chuẩn bị tâm lý chào đón người mới một cách thân thiện, hòa nhã nhất.

Vào ngày nhân viên mới đến nhận việc, phòng nhân sự sẽ gửi một email chào mừng chính thức đền toàn thể nhân sự doanh nghiệp, bao gồm cả ban giám đốc và các nhân sự thuộc phòng ban khác. Mẫu email sẽ được chia sẻ ở phần cuối bài viết.

>>> Xem thêm: Xây dựng lương cảm xúc nhân viên bằng Ví thưởng điện tử

Thứ ba, giới thiệu tổng quát doanh nghiệp và nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên mới

Trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận (quản lý trực tiếp của nhân viên mới) sẽ là người thực hiện điều này. Trực tiếp mời nhân viên mới vào vị trí không gian làm việc, giới thiệu đến từng người trong phòng ban, chỉ định người trực tiếp hướng dẫn nhân viên làm quen công việc…

Vào cuối ngày làm việc đầu tiên, người phụ trách sẽ giới thiệu nhân viên mới biết vị trí các phòng chuyên môn khác, giới thiệu làm quen đến một số người thuộc phòng ban khác, đây là những người nhân viên mới sẽ liên hệ thường xuyên khi làm việc.

Thứ tư, đào tạo văn hóa và nghiệp vụ chuyên môn đặc thù

Những doanh nghiệp tuyển dụng cùng lúc nhiều nhân sự mới có thể tố chức lớp đào tạo riêng, nếu chỉ tuyển mới 1 – 2 người thì người trực tiếp hướng dẫn có thể đảm nhận công việc này luôn. Đó là chia sẻ đến nhân viên mới:

  • Văn hóa làm việc tại doanh nghiệp, đây là những nét đặc trưng đang tạo lợi thế kinh doanh nên phải được quán  triệt đầy đủ và nghiêm túc thực hiện.
  • Tầm nhìn phát triển trong tương lai, và những kỳ vọng quyền lợi nhân viên sẽ được hưởng khi trở thành nhân viên chính thức.
  • Những quy định, chính sách riêng về trách nhiệm, nghĩa vụ, cũng đừng quên nói về phúc lợi bạn nhé, có vậy nhân viên mới mới có động lực tuân thủ.

>>> “Lương Cảm Xúc” Hay “Lương Vật Chất” Quan Trọng Hơn?

Cuối cùng, bước đánh giá sẽ khép lại quy trình tiếp nhân nhân viên mới

Đánh giá kết quả sau thử việc, đánh giá kết quả sau đào tạo… là những điều mà nhà tuyển dụng cần thực hiện. Qua đó, mức độphù hợp năng lực của nhân viên với yêu cầu công việc thực tế sẽ được xác định. Thường thì sau tối đa 1 tháng cho quá trình đào tạo, sau tối đa 2 – 3 tháng cho quá trình thử việc là thời gian hợp lý nhất.


Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022

PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP


Trong môi trường làm việc hiện đại như ngày nay các thành viên trong tổ chức luôn mong muốn vận dụng những kiến thức đóng góp của mình cũng như đưa ra những quyết định chung của tập thể, vậy làm sao để thể hiện rõ cấu trúc thứ bậc trong những hoạt động chung của một doanh nghiệp? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin qua bài viết sau để biết thêm nhé

1. Khái niệm Phân quyền cho nhân viên là gì?

Phân quyền là việc phân tán quyền quyết định trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hay còn là việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn cho 1 cá nhân hay bộ phận để hoàn thành nhiệm vụ đó.

 Phân quyền cho nhân viên là việc giao cho nhân viên của mình 1 phần quyền hạn để quyết định và hoàn thành một số công việc nào đó trong bộ phận của doanh nghiệp. 

Trong mỗi tổ chức đều có sự phân quyền nhưng sự phân quyền đó sẽ tuyệt đối hơn với các bộ phận trong doanh nghiệp và sẽ càng mất đi tính cụ thể rõ ràng khi chuyển đến từng cá nhân. Vì nó là một khía cạnh của cơ sở giao phó quyền hạn trong quản trị, không thể có một cá nhân nào có thể làm tất cả mọi việc để thực hiện mục tiêu chung của cả tổ chức. 

>>> Xem thêm: Ví Thưởng Nhân Viên thiết kế "Lương cảm xúc"

Đó là lý do vì sao bạn phải phân quyền cho nhân viên là bởi vì số lượng công việc sẽ tương đương với quyền hạn công việc mà bạn nắm giữ, nên bạn phải chia nhỏ quyền hạn cho các thành viên trong bộ phận để mỗi cá nhân sẽ có thể hoàn thành công việc ở mức tốt nhất. Bên cạnh đó, việc phân quyền này còn giúp nhà quản trị đánh giá được năng lực và khả năng làm việc của các thành viên trong bộ phận. Từ đó, định hướng được số lượng công việc và loại công việc cần được giao cho nhân viên để hiệu quả công việc được phát huy tối ưu nhất.

Phân quyền còn là cách giới hạn sự cạn thiệp của nhân viên vào các hoạt động khác không đúng chuyên môn hoặc hạn chế tối đa sự lạm dụng quyền hạn quá mức trong doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần nắm phân quyền là vô cùng cần thiết trong quá trình xây dựng cơ cấu tổ chức. 

2. Phương pháp phân quyền phổ biến của các doanh nghiệp 


Xem thêm: 
Các Loại Cơ Cấu Tổ Chức Phổ Biến Trong Doanh Nghiệp

Các phương pháp phân quyền sẽ được thực hiện dựa trên 3 cấp cơ sở là quản trị viên cấp cao, quản trị viên cấp trung và quản trị viên cấp cơ sở. Từ 3 cấp độ này tổ chức sẽ vận hành công việc theo mục tiêu để tất cả các thành viên cùng phát triển. Tùy theo cách vận hành và cơ cấu của tổ chức mà hiện nay có 3 mô hình phân quyền phổ biến cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn.

Mô hình phân quyền tập trung

Trong mô hình này đối với các tổ chức được chia thành 3 cấp theo thứ tự giảm dần từ lãnh đạo, cấp quản lý và cuối cùng là nhân viên thì quyền hành chủ yếu cho cấp lãnh đạo và quản lý trực tiếp nắm giữ. Thông thường ở mô hình phân quyền này cấp lãnh đạo sẽ phân quyền toàn bộ cho cấp quản lý còn nhân viên thì hầu như không có quyền được quyết định các hoạt động mà chỉ thực hiện các công việc được quản lý giao. 

Chính vì được trao rất nhiều quyền hành nên cấp quản lý ở mô hình này sẽ được hưởng rất nhiều phúc lợi, lương thưởng từ nhà lãnh đạo và luôn dốc hết sức tận tụy trong công việc để tăng thêm độ tin cậy cho cấp lãnh đạo. Ngược lại đối với nhân viên rất ít hoặc không được tiếp xúc với lãnh đạo nên không nhận được nhiều thông tin và cũng hưởng rất ít phúc lợi, bổng lộc, gần như trở thành công cụ cho cấp quản lý để hoàn thành công việc được giao.

Mô hình phân quyền đơn lẻ

Mô hình phân quyền đơn lẻ này sẽ hoàn toàn ngược lại mô hình phân quyền tập trung, bởi vì quyền hạn sẽ được trực tiếp do cấp lãnh đạo ban xuống trực tiếp cho nhân viên có năng lực chuyên môn phù hợp với công việc. 

Để thực hiện mô hình này đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải thật sự hiểu được năng lực của các nhân viên để có thể giao quyền trực tiếp và giúp cho mức độ chất lượng hoàn thành công việc cao hơn cũng như hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình thực hiện công việc. 

Bên cạnh đó mô hình này có một nhược điểm rất lớn chính là do sự phân quyền trực tiếp như vậy đã phá vỡ hệ thống của tổ chức. Khi các nhà lãnh đạo giao quyền trực đối ưu tiên cho một đối tượng nhân viên cụ thể nào đó sẽ dễ gây ra sự đố kỵ về quyền hạn trong công ty làm cho nhân viên chia rẽ nội bộ thiếu đoàn kết, đồng thời tạo ra khoảng cách giữa nhà lãnh đạo và các cấp quản lý. Nên bạn cần phải xem xét kỹ khi áp dụng mô hình phân quyền này trong những tổ chức vừa và nhỏ. 

>>> Xem thêm: Quản trị nguồn nhân lực Thông điệp Tuyên dương

Mô hình phân quyền toàn diện

Đây có thể nói là mô hình khá toàn diện vừa có sự kết hợp của mô hình tập trung và mô hình đơn lẻ. Ở mô hình này thể hiện sự phân quyền ở mọi cấp trong doanh nghiệp, nghĩa là ai trong tổ chức cũng đều được phân quyền và sẽ thực hiện theo thứ bậc. Mô hình này giúp cho nhà lãnh đạo vẫn được sử dụng cấp độ nhân viên để phân việc nhưng sẽ thông qua cấp quản lý để quá trình thực hiện được cụ thể rõ ràng không bị chồng chéo lên nhau. 

Ưu điểm đối với mô hình này giúp cho các cấp trong tổ chức đều cảm thấy được bình đẳng và quyền hạn rõ ràng, giúp cho nhà lãnh đạo hoàn thành công việc nhanh chóng thoải mái mà không có cảm giác bị các nhân viên khác vượt mặt. Thêm vào đó trong mô hình này tất cả các cấp đều được làm việc cùng nhau và cấp nhân việc sẽ được tiếp xúc học hỏi cũng như làm việc với nhà lãnh đạo. 

Mặt hạn chế của mô hình phân quyền toàn diện chính là khá tốn kém thời gian và quá nguyên tắc nhưng nhưng khi thực hiện mô hình này tổ chức sẽ chặt chẽ hơn rất nhiều, mọi người đều có cơ hội để thăng tiến và thích hợp cho tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp lớn. 

Bài viết tham khảo

 

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

Phân biệt khái niệm lãnh đạo và quản lý

 Trong thực tế khái niệm lãnh đạo và quản lý còn khá mơ hồ trong công tác vận hành tại doanh nghiệp.  Các nhiệm vị và vai trò của hai vị trí này thường chồng chéo nhau, vậy cụ thể lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Khái niệm về lãnh đạo và quản lý 

Lãnh đạo hay còn được gọi là Leader, là người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức. Lãnh đạo có vai trò tạo ra mục tiêu, định hướng và truyền cảm hứng cho tập thể. Công việc của người lãnh đạo là làm công tác tư tưởng, tạo động lực hoạt động cho mọi người. 

Quản lý hay còn được biết đến với thuật ngữ Manager. Đây là những người chịu trách nhiệm về khía cạnh quan trọng của dự án, công việc, một đội. Công việc của các nhà quản lý là làm kế hoạch, tổ chức và điều phối.

Hai khái niệm này có nhiều điểm tương đồng và dễ khiến mọi người nhầm lẫn. Cả hai đều ảnh hưởng, hướng tới mục tiêu và làm việc với con người. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng bảng thành tích cho nhà quản lý

2. Phân biệt lãnh đạo và quản lý 

“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis

Một số điểm khác biệt  cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý 

  • Lãnh đạo là người cải tiến, cách tân còn quản lý là người trông nom. 
  • Lãnh đạo là một nguyên bản thì quản lý là người copy. 
  • Lãnh đạo đưa ra ý tưởng, quản lý là người thực thi nó. 
  • Lãnh đạo tập trung vào phát triển, quản lý chú trọng việc duy trì. 
  • Lãnh đạo quan tâm đến vấn đề con người, quản lý chú trọng tới hệ thống & cấu trúc. 
  • Lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên bằng niềm tin. Quản lý duy trì giám sát dựa vào quyền điều hành. 
  • Lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có cái nhìn bao quát, chiến lược, dài hạn. Quản lý tập trung vào mục tiêu ngắn hạn. 
  • Lãnh đạo hỏi : “Cái gì? Tại sao?”. Quản lý hỏi: “Làm sao? Như thế nào? Khi nào?”. 
  • Lãnh đạo tìm cách thay đổi thực trạng, quản lý thừa nhận nó. 
  • Lãnh đạo là mấu chốt để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong tập thể. Quản lý là người công tâm, khách quan, lãnh đạm và lo lắng cho mọi mặt của các hoạt động tập thể. 

Đây là một số điểm cơ bản khi phân biệt lãnh đạo và quản lý!

Xem thêm: Xây dựng mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả?

3. Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý 

Để một tập thể phát triển nhanh chóng và bền vững thì cần có cả lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo là nhân trị còn quản lý là pháp trị. Và một tổ chức, doanh nghiệp thì cần cả hai điều đó. Quản lý gây tác động đến một nhóm người để đạt được mục tiêu công việc thì họ đang làm một lãnh đạo. Và ngược lại, khi lãnh đạo dấn thân để lập kế hoạch, kiểm soát đội ngũ nhân viên thì họ đang làm một quản lý. Cả hai vị trí này đều cố gắng xử lý các tác động, ảnh hưởng của mình đến một nhóm cá nhân để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt, hỗ trợ nhau…Việc phân biệt lãnh đạo và quản lý rõ ràng về nhiệm vụ, vai trò, công việc của họ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nó tạo ra sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định hiện nay..

Có thể bạn quan tâm: Hành Trình Tăng Cường Trải Nghiệm Nhân Viên


Thứ Tư, 5 tháng 1, 2022

TOP 03 NHỮNG PHẦN MỀM LẬP KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC

 


Để sắp xếp công việc hiệu quả bạn cần lên cho mình một kế hoạch công việc. Để quản lý về các khối lượng công việc cần làm, những thứ cần chuẩn bị, và dealine hoàn thành. Để tránh trình trạng bị sót việc hoặc bị trôi deadline. Phần mềm lập kế hoạch công việc sẽ là 1 công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp bạn thực hiện dễ dàng, nhanh chóng hơn.

1. Phần mềm lập kế hoạch công việc Evernote

Là phần mềm lập kế hoạch công việc phù hợp với tất cả  mọi người. Giúp ghi nhận ý tưởng khi có cảm hứng, lịch trình,  hoặc để khắc phục những phiền nhiễu trong cuộc sống.  Giúp bạn hoàn thành công việc ở mọi lúc mọi nơi.

Một vài điểm nổi bật của phần mềm:

- Giúp quản lý thời gian, công việc đơn giản nhanh chóng và hiệu quả

- Nắm bắt ý tưởng ghi chú, viết và tìm kiếm dễ dàng các nội dung đã lưu trước đó.

- Có thể đa dạng thêm văn bản, tài liệu, ảnh, âm thanh…. vào ghi chú

- Có thể dễ dàng quản lý danh sách việc cần làm

- Đồng bộ hóa dễ dàng các ghi chú, ghi chép trên máy tính, điện thoại và máy tính bản

- Dễ dàng giao task cho bất kỳ ai qua email

- Quản lý task mọi lúc mọi nơi, không giới hạn kể cả khi đang offline

>>>Xem thêm: Top Phần Mềm Quản Lý Công Việc Hàng Ngày Miễn Phí

2. Phần mềm lập kế hoạch công việc Trello

Đây là phần mềm lên kế hoạch và nhắc nhở công việc trên máy tính khá độc đáo, dễ hiểu hiện nay. Trello cho phép người dùng tạo ra nhiều dự án trên đó. Trên mỗi dự án sẽ có các list việc cần làm mỗi list sẽ có  nhiều công việc cần xử lý. Hỗ trợ người dùng dễ quản lý từng hạn mục công việc tốt hơn.

Một vài điểm nổi bật của phần mềm:

- Dễ dàng chia sẻ danh sách công việc với đồng nghiệp

- Thuận tiện tạo bản để sắp xếp các công việc đang làm

-Có thể tùy chỉnh quy trình làm việc cho các dự án

-Trên thẻ công việc có thể thê dánh sách kiểm tra việc cần làm

-Hỗ trợ và giao nhiệm vụ khi làm việc nhóm rất tốt

-Bất cứ khi nào có hoạt động mới bạn sẽ được nhận thông tin thông báo

-Cho phép làm việc cùng lúc nhiều người trên nhiều bảng cùng lúc với nhiều cửa sổ

-Không giới hạn việc gửi lời mời tham gia vào làm việc chung dự án


3. Phần mềm lập kế hoạch công việc Any.do

Phần mềm có thể nhớ tất cả những công việc và nhiệm vụ hằng ngày bạn phải làm. Nó không chỉ giúp người dùng liệt kê danh sách công việc. Mà còn đánh dấu chúng là đã làm hay chưa và tùy chỉnh nhắc nhở vào những thời điểm mà người dùng cài đặt.

Một vài điểm nổi bật của phần mềm:

- Liệt kê danh sách công việc và đánh dấu trạng thái công việc

- Có thể tùy chỉnh nhắc nhở công việc vào các thời điểm mà người dùng cài đặt

-Nhớ tất cả những công việc và nhiệm vụ cần thực hiện hằng ngày

-Công việc được sắp xếp khoa học

-Có thể đồng bộ thông tin trên các thiết bị khác nhau

Bài viết tham khảo: