Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

Phân biệt khái niệm lãnh đạo và quản lý

 Trong thực tế khái niệm lãnh đạo và quản lý còn khá mơ hồ trong công tác vận hành tại doanh nghiệp.  Các nhiệm vị và vai trò của hai vị trí này thường chồng chéo nhau, vậy cụ thể lãnh đạo và quản lý khác nhau như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Khái niệm về lãnh đạo và quản lý 

Lãnh đạo hay còn được gọi là Leader, là người đứng đầu, kiểm soát một tổ chức. Lãnh đạo có vai trò tạo ra mục tiêu, định hướng và truyền cảm hứng cho tập thể. Công việc của người lãnh đạo là làm công tác tư tưởng, tạo động lực hoạt động cho mọi người. 

Quản lý hay còn được biết đến với thuật ngữ Manager. Đây là những người chịu trách nhiệm về khía cạnh quan trọng của dự án, công việc, một đội. Công việc của các nhà quản lý là làm kế hoạch, tổ chức và điều phối.

Hai khái niệm này có nhiều điểm tương đồng và dễ khiến mọi người nhầm lẫn. Cả hai đều ảnh hưởng, hướng tới mục tiêu và làm việc với con người. 

>>> Xem thêm: Hướng dẫn xây dựng bảng thành tích cho nhà quản lý

2. Phân biệt lãnh đạo và quản lý 

“Có một sự khác biệt rất rõ nét giữa quản lý và lãnh đạo, và cả hai đều quan trọng. Quản lý nghĩa là dẫn dắt, hoàn thành công việc, chịu trách nhiệm và tiến hành. Lãnh đạo là tạo ảnh hưởng, là dẫn dắt định hướng về cách thức, tiến trình, hành động và quan điểm. Sự khác biệt này rất quan trọng” – Theo Warren Bennis

Một số điểm khác biệt  cơ bản giữa lãnh đạo và quản lý 

  • Lãnh đạo là người cải tiến, cách tân còn quản lý là người trông nom. 
  • Lãnh đạo là một nguyên bản thì quản lý là người copy. 
  • Lãnh đạo đưa ra ý tưởng, quản lý là người thực thi nó. 
  • Lãnh đạo tập trung vào phát triển, quản lý chú trọng việc duy trì. 
  • Lãnh đạo quan tâm đến vấn đề con người, quản lý chú trọng tới hệ thống & cấu trúc. 
  • Lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên bằng niềm tin. Quản lý duy trì giám sát dựa vào quyền điều hành. 
  • Lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có cái nhìn bao quát, chiến lược, dài hạn. Quản lý tập trung vào mục tiêu ngắn hạn. 
  • Lãnh đạo hỏi : “Cái gì? Tại sao?”. Quản lý hỏi: “Làm sao? Như thế nào? Khi nào?”. 
  • Lãnh đạo tìm cách thay đổi thực trạng, quản lý thừa nhận nó. 
  • Lãnh đạo là mấu chốt để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong tập thể. Quản lý là người công tâm, khách quan, lãnh đạm và lo lắng cho mọi mặt của các hoạt động tập thể. 

Đây là một số điểm cơ bản khi phân biệt lãnh đạo và quản lý!

Xem thêm: Xây dựng mạng xã hội nội bộ doanh nghiệp như thế nào để hiệu quả?

3. Mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý 

Để một tập thể phát triển nhanh chóng và bền vững thì cần có cả lãnh đạo và quản lý. Lãnh đạo là nhân trị còn quản lý là pháp trị. Và một tổ chức, doanh nghiệp thì cần cả hai điều đó. Quản lý gây tác động đến một nhóm người để đạt được mục tiêu công việc thì họ đang làm một lãnh đạo. Và ngược lại, khi lãnh đạo dấn thân để lập kế hoạch, kiểm soát đội ngũ nhân viên thì họ đang làm một quản lý. Cả hai vị trí này đều cố gắng xử lý các tác động, ảnh hưởng của mình đến một nhóm cá nhân để có thể đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Lãnh đạo và quản lý là hai hệ thống hành động khác biệt, hỗ trợ nhau…Việc phân biệt lãnh đạo và quản lý rõ ràng về nhiệm vụ, vai trò, công việc của họ trong doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Nó tạo ra sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ổn định hiện nay..

Có thể bạn quan tâm: Hành Trình Tăng Cường Trải Nghiệm Nhân Viên


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét