Môi trường làm việc chính là một trong những tiêu chí giữ chân nhân tài hiệu quả nhất. Vì vậy, doanh nghiệp hãy xây dựng quy trình tiêp nhận nhân viên mới một cách chuyên nghiệp nhất ngay từ khâu ban đầu trong quản trị nhân sự.
I. Ý nghĩa của hoạt động tiếp nhận nhân viên mới
- Giúp nhân viên mới trúng tuyển cảm thấy họ được tin tưởng, được tôn trọng, được hỗ trợ tốt trong quá trình làm việc. Vậy nên tâm trạng sẽ rất an tâm, nhiệt tình làm việc, nhiệt huyết cống hiến, không những tiếp thu việc nhanh, mà còn có thể sáng tạo nhiều phương pháp nâng cao hiệu suất công việc.
- Doanh nghiệp áp dụng quy trình tiếp nhận hiệu quả cũng an tâm về sự thông suốt của chuỗi vận hành vì vị trí khuyết đã có người thay thế.
>>> Xem thêm: Xây dựng quy chế lương thưởng, bảng thành tích cho doanh nghiệp
II. Quy trình chào đón nhân viên mới chuyên nghiệp
Chuẩn bị không gian làm việc cho nhân viên mới
Tất cả cơ sở vật chất cần thiết, bản mô tả công việc, tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể … đều cần chuẩn bị sẵn trước khi chào đón nhân viên mới 01 ngày.
Thứ hai, giới thiệu trước về nhân viên mới phòng chuyên môn.
Nhằm tạo không khí gần gũi, thân thiện, việc ngày mai hoặc ngày mốt người mới sẽ đến nhận việc cần được thông báo đến các đồng nghiệp trong phòng ban. Quy chuẩn thì viết email với đầy đủ thông tin cá nhân của nhân viên mới, thân thiết hoặc quy mô phòng vừa phải thì thông báo miệng cũng được, miễn sao người cũ chuẩn bị tâm lý chào đón người mới một cách thân thiện, hòa nhã nhất.
Vào ngày nhân viên mới đến nhận việc, phòng nhân sự sẽ gửi một email chào mừng chính thức đền toàn thể nhân sự doanh nghiệp, bao gồm cả ban giám đốc và các nhân sự thuộc phòng ban khác. Mẫu email sẽ được chia sẻ ở phần cuối bài viết.
>>> Xem thêm: Xây dựng lương cảm xúc nhân viên bằng Ví thưởng điện tử
Thứ ba, giới thiệu tổng quát doanh nghiệp và nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên mới
Trưởng phòng hoặc trưởng bộ phận (quản lý trực tiếp của nhân viên mới) sẽ là người thực hiện điều này. Trực tiếp mời nhân viên mới vào vị trí không gian làm việc, giới thiệu đến từng người trong phòng ban, chỉ định người trực tiếp hướng dẫn nhân viên làm quen công việc…
Vào cuối ngày làm việc đầu tiên, người phụ trách sẽ giới thiệu nhân viên mới biết vị trí các phòng chuyên môn khác, giới thiệu làm quen đến một số người thuộc phòng ban khác, đây là những người nhân viên mới sẽ liên hệ thường xuyên khi làm việc.
Thứ tư, đào tạo văn hóa và nghiệp vụ chuyên môn đặc thù
Những doanh nghiệp tuyển dụng cùng lúc nhiều nhân sự mới có thể tố chức lớp đào tạo riêng, nếu chỉ tuyển mới 1 – 2 người thì người trực tiếp hướng dẫn có thể đảm nhận công việc này luôn. Đó là chia sẻ đến nhân viên mới:
- Văn hóa làm việc tại doanh nghiệp, đây là những nét đặc trưng đang tạo lợi thế kinh doanh nên phải được quán triệt đầy đủ và nghiêm túc thực hiện.
- Tầm nhìn phát triển trong tương lai, và những kỳ vọng quyền lợi nhân viên sẽ được hưởng khi trở thành nhân viên chính thức.
- Những quy định, chính sách riêng về trách nhiệm, nghĩa vụ, cũng đừng quên nói về phúc lợi bạn nhé, có vậy nhân viên mới mới có động lực tuân thủ.
>>> “Lương Cảm Xúc” Hay “Lương Vật Chất” Quan Trọng Hơn?
Cuối cùng, bước đánh giá sẽ khép lại quy trình tiếp nhân nhân viên mới
Đánh giá kết quả sau thử việc, đánh giá kết quả sau đào tạo… là những điều mà nhà tuyển dụng cần thực hiện. Qua đó, mức độphù hợp năng lực của nhân viên với yêu cầu công việc thực tế sẽ được xác định. Thường thì sau tối đa 1 tháng cho quá trình đào tạo, sau tối đa 2 – 3 tháng cho quá trình thử việc là thời gian hợp lý nhất.