Enterprise Resource Planning được viết tắt lại thành ERP.
Đây là phần mềm dùng để hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Được khá
nhiều các doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng vào việc quản lý hoạt động kinh
doanh sản xuất. Có khá nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP trên thị trường. Hãy
cùng chúng tôi xem lại các phần mềm ERP phổ biến hiện nay cho doanh nghiệp như
sau.
1. Phần mềm Lạc
Việt SureERP
Xem thêm: Tìm Hiểu Về Đánh Giá 360 Độ Trong Doanh Nghiệp
Nằm trong top các phần mềm ERP phổ biến, với hơn 20 năm kinh
nghiệm. Triển khai hơn 300 khách hàng từ nhiều lĩnh vực. Lạc Việt SureERP đem đến
các tính năng mạnh mẽ và chuyên sâu, phục vụ tối đa nhu cầu của nhiều doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, Lạc Việt SureERP phù hợp với các quy định chuẩn mực về thuế
và kế toán của Việt Nam thuận lợi cho việc quản lý.
Phần mềm Lạc Việt SureERP là một hệ thống tích hợp, dữ
liệu được thừa kế và xử lý xuyên suốt các quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Đảm bảo thông tin đầu ra luôn chính xác, kịp thời, tiết kiệm thời gian
và tăng hiệu quả công việc.
Lạc Việt SureERP với công nghệ hiện đại, mạnh mẽ
và linh hoạt. Được phát triển dựa trên các thuật toán đám mây xử lý dữ liệu
lớn và chạy trên nhiều loại cơ sở dữ liệu khác nhau như: SQL, DB2, my SQL … Cho
phép đa dạng thay đổi, mở rộng và phát triển trong tương lai. Cũng như dễ dàng
kết nối với các ứng dụng sẵn có của doanh nghiệp.
Điểm lại các ưu điểm của Lạc Việt SureERP như sau:
- Giúp xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ, nhất quán, dễ cập nhật , dễ sử dụng.
- Tính năng co giãn theo quy mô của từng doanh nghiệp.
- Dễ dàng tùy chỉnh dashboard, thanh menu, biểu mẫu phù hợp với doanh nghiệp.
- Cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ thông nhưng vẫn đảm bảo an toàn thông tin.
- Cho phép kiểm soát quyền truy cập dữ liệu nhất định theo các vai trò cấp quyền.
Để biết thêm thông tin chi tiết và trải nghiệm các tính năng
dùng thử tại đây
2. Phần mềm ERP
Microsoft Dynamic
Đây là phần mềm thuộc tập đoàn nước ngoài cụ thể là
Microsoft. Microsoft Dynamics 365 được bán thông qua các đại lý tại Việt Nam.
Phần mềm có sự hợp nhất chức năng giữa CRM và ERP với các tính năng mới. Tạo ra
một ứng dụng thông minh hỗ trợ quản lý hoạt động kinh doanh từ bán hàng, vận tải,
chăm sóc khách hàng, bảo hành bảo trì, quản lý dự án,….
Microsoft Dynamics 365 còn hỗ trợ cả các ứng dụng cho cho
iOS, Android và Windows Phone và cả khi ngoại tuyến. Do đó, người dùng có thể
làm việc mà không cần kết nối dữ liệu. Các dữ liệu sẽ tự động được đồng bộ hóa
sau khi kết nối được thiết lập lại.
Chi phí sử dụng phần mềm sẽ được tính theo user/tháng. Mỗi đại
lý, nhà cung cấp sẽ các các mức giá chiết khấu khác nhau, nhưng cũng ko chênh lệch
nhiều nên người dùng cũng ko cần quan ngại.
3. Phần mềm ERP SAP
Business One
SAP Business One là một giải pháp được tích hợp nhiều
module. Phù hợp với các ngành từ kế toán, sản xuất, bán lẻ cho đến các lĩnh vực
phân phối với quy mô vừa và nhỏ. SAP Business One với mô hình lưu trữ đám mây
tích hợp được với các phân hệ quản lý tài chính, CRM, quản lý bán hàng và tồn
kho, trong cùng 1 hệ thống.
SAP Business One còn thực hiện được các giao dịch đa nguyên
tệ, ngôn ngữ đa năng cho các doanh nghiệp toàn cầu. Các nền tảng hỗ trợ từ xa
giúp tự động kiểm tra hoạt động bảo trì cơ sở dữ liệu theo định kỳ. Thực hiện kiểm
tra đủ điều kiện và sửa lỗi tự động cho các vấn đề xảy ra.
4. Phần mềm ERP
ORACLE
Cũng nằm trong top các phần mềm ERP phổ biến hiện nay. ERP Oracle
là giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây. Hỗ trợ quản lý các hoạt động cho
lĩnh vực nhân lực, phân phối và sản xuất và hàng tiêu dùng. Phù hợp với các
doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và lớn.
Phần mềm ERP Oracle hỗ trợ nhà quản trị doanh nghiệp trong
việc quản lý tài chính, quản lý dự án. Quản lý vòng đời sản phẩm, quản lý đơn
hàng, lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng sản xuất, kế hoạch kinh doanh.
5. Phần mềm WebERP
Phần mềm WebERP tên gọi đúng như chức năng là 1 giải
pháp chạy trên nền tảng web. Có mã nguồn mở sử dụng được đa dạng trên trình duyệt
như: Chrome, Firefox, Internet Explorer… Phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô
hoạt động vừa phải. Tính năng cần thiết trong điều hành và quản lý phần mềm
WebERP vẫn đảm bảo.
Bài viết tham khảo:
- Vì Sao Cần Xây Dựng Quy Chế Khen Thưởng Nhân Viên?
- Hình Thức Tuyên Dương Nhân Viên Cho Doanh Nghiệp
- Chế Độ Phúc Lợi Cho Nhân Viên “Hot” Mọi Thời Đại
- Truyền Thông Nội Bộ Là Gì? Vai Trò Trong Doanh Nghiệp
- Các Phòng Ban Trong Công Ty & Chức Năng Nhiệm Vụ Của Chúng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét