1. ERP là phần mềm gì?
ERP là từ viết tắc của cụm từ Enterprise Resource Planning.
Có nghĩa là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Đây là 1 hệ thống giải
pháp ông nghệ call-in-one, với nhiều module khác nhau. Giúp tự động hoá tất cả
các quy trình từ A đến Z liên quan tới các hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích
ERP ra đời là xây dựng hệ thống tự động, hợp nhất và xuyên suốt từ: quản
lý khâu nguyên liệu đầu vào, quản lý bán hàng, quản lý sản xuất, quản lý nhân sự,
quản lý kho…vv.
Mô hình đầy đủ của phần mềm ERP sẽ bao gồm các phân hệ:
- Phân hệ quản lý chuỗi cửa hàng
- Phân hệ quản lý chuỗi cung ứng
- Phân hệ cổng thông tin điều hành
- Phân hệ quản lý sản xuất
- Phân hệ Giá thành
- Phân hệ quản lý dự án-công việc
- Phân hệ quản trị nguồn nhân lực
- Phân hệ quản lý chuỗi cửa hàng
- Phân hệ Tài chính-Kế toán
- Phân hệ quản lý kho
Phần mềm ERP còn là công cụ hỗ trợ trong việc thực hiện chuyển đổi số. Bằng việc chuẩn hóa từ số liệu, đến quy trình làm việc, cũng như việc số hóa cácthông tin.
2. Các đặc điểm nổi trội của phần mềm ERP
Có đặc điểm nổi trội để nhận biết ERP là phần mềm gì như
sau:
- Là một hệ thống quản trị hợp nhất các quy trình sản xuất kinh doanh. Từ nhân viên đến quản lý, các quy trình và phòng ban xâu chuỗi thành một quá trình khép kín, có trật tự trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý dây chuyền hoạt động sản xuất dần thay thế sức người.
- Hệ thống quản lý theo kế hoạch và quy tắc rõ ràng nhất quán, chặt chẽ.
- Sự liên kết và kết hợp giữa các phòng ban xây dựng nên hệ thống làm việc cùng nhau, cộng tác, hỗ trợ, trao đổi qua lại. Không còn là hoạt động riêng lẻ của mỗi phòng mỗi ban.
3. Các phần mềm ERP hiện nay trên thị trường Việt Nam
Các phần mềm ERP hiện nay trên thị trường:
Phần mềm ERP được
đóng gói: là phần mềm được nhà sản xuất phát triển từ việc tổng hợp, khảo
sát từ nhiều nhu cầu thực tế về lĩnh vực, nghiệp vụ nào đó. Kết hợp với những
chuẩn mực, nghiệp vụ đặc trưng để xây dựng nên một mô hình tổng thể.
Phần mềm ERP được viết
theo yêu cầu: các nhà cung cấp thiết kế, xây dựng theo yêu cầu, đặc điểm,
quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Do doanh nghiệp đưa ra yêu cầu để phát
triển. Tuy nhiên, nó sẽ có chi phí đầu tư lớn cũng như thời gian triển khai
cũng sẽ lâu hơn. Nên sẽ phù hợp với các công ty, tập đoàn lớn có quy trình và đặc
thù riêng.
Phần mềm ERP global: Thường là những phần mềm do nước ngoài viết như: SAP, Oracle, Sage,… Công nghệ cao, quy trình quản lý đạt chuẩn nhưng giá sẽ khá cao và sẽ chưa phù hợp lắm với các doanh nghiệp Việt Nam.
4. Phần mềm ERP sẽ phù hợp với những doanh nghiệp nào?
Doanh nghiệp Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng phần mềm ERP
vào hoạt động quản lý của mình. Bất kể doanh nghiệp nào cũng đều cần áp dụng phần
mềm ERP. Tuy nhiên, chi phí để triển khai không hề nhỏ nên khiến các doanh nghiệp
quy mô vừa và nhỏ sẽ cân nhắc.
Sau đâu là những doanh nghiệp phù hợp sử dụng phần mềm ERP:
Những doanh nghiệp thường xuyên sai sót trong quá trình truy
xuất, nhập dữ liệu. Sự sai sót số liệu giữa các bộ phận dẫn đến sự chênh lệch về
số lượng hàng tồn kho, hàng xuất kho…Cũng những phản ánh của khách hàng về chất
lượng dịch vụ của công ty.
Những doanh nghiệp đang có nhu cầu muốn mở rộng kinh doanh,
chi nhánh trên toàn quốc. Phần mềm ERP là một lựa chọn thích hợp giúp hạn chế rủi
ro có thể phát sinh trong quá trình mở rộng.
Những doanh nghiệp có bộ máy quản lý cồng kềnh nhưng lại kém
hiệu quả. Việc sử dụng phần mềm ERP hiện tái cấu trúc sẽ quản trị một cách hiệu
quả hơn. Vừa tiết kiệm chi phí vừa tăng được hiệu quả giải quyết công việc.
Những doanh nghiệp muốn thực hiện chuyển đổi số vào việc sử dụng phần mềm erp vào quản lý, điều hành.
5. Kết luận:
Với những chia sẻ ERP là phần mềm gì. Chung tôi hy vọng bạn
sẽ hiểu và có thêm thông tin về ERP. Việc lựa chọn phần mềm ERP cho doanh nghiệp
có nên hay không. Doanh nghiệp phải hiểu rõ về ERP là phần mềm gì, bản chất
của hệ thống , cũng như xác định lại nhu cầu của đơn vị mình. Từ đó quyết định
lựa chọn phần mềm hỗ trợ cho hiệu quả.
Bài viết tham khảo:
- Tìm Hiểu Về Đánh Giá 360 Độ Trong Doanh Nghiệp
- Tìm Hiểu Thực Trạng Các Phần Mềm ERP ở Việt Nam
- 04 Bước Để Quản Lý Hồ Sơ Nhân Viên Hiệu Quả
- Vì Sao Cần Xây Dựng Quy Chế Khen Thưởng Nhân Viên?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét