Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

TÌM HIỂU VỀ CÁC QUY CHẾ KỶ LUẬT

 


Quy chế kỷ luật là một trong những quy định thể hiện rõ nội quy, chế độ kỷ luật áp dụng cho đơn vị tổ chức doanh nghiệp.  

1.Các hình thức xử lý kỷ luật mà doanh nghiệp cần biết

Theo quy định tại điều 124 Bộ luật lao động 2019 có 4  hình thức kỷ luật lao động sau:

Khiển trách

Đây là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất mà người sử dụng lao động áp dụng đối với hành vi vi phạm. Việc áp dụng hình thức này có thể dựa vào những quy định trong nội quy lao động

Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

Hiện nay pháp luật không quy định hành vi nào sẽ áp dụng kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng. Việc xác định và áp dụng hình thức  kỷ luật dựa  vào nội quy lao động.

Cách chức

Cách chức có thể hiểu là việc người có thẩm quyền sẽ ra quyết định cách chức đối với người đang có một vị trí nhất định xuống giữ một chức vụ khác thấp hơn, việc áp dụng này dựa vào nội quy lao động.

Sa thải

Đây là hình thức xử lý nặng nhất áp dụng đối với người có hành vi vi phạm, việc áp dụng  hình thức này sẽ do luật định, nếu luật không có quy định thì không được áp dụng, việc áp dụng hình thức sa thải theo quy định tại điều 125 Bộ luật lao động 2019.

2. Tải mẫu

DOWLOAD MẪU TẠI ĐÂY

Bài viết tham khảo:

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

Phần mềm lưu trữ văn bản – quản lý nhanh, gọn, an toàn

 Phần mềm lưu trữ văn bản sẽ là lựa chọn tuyệt vời khi bạn muốn lưu lại những giấy tờ, công văn cần thiết một cách nhanh chóng, gọn gàng và bảo mật.

I. Tầm quan trọng của phần mềm lưu trữ văn bản

Chẳng doanh nghiệp nào muốn bỏ ra cả một khoảng diện tích vài chục mét vuông, đầu tư hệ thống giá đỡ, bảo vệ và trả lương cho nhân viên trông coi quản lý một nơi khó sinh lợi nhuận.

Ngày nay, xu thế điện tử hoá, quản lý bằng hệ thống công nghệ thông tin mới chính là điều mà các doanh nghiệp, đơn vị cần xây dựng và áp dụng thực hiện. Lý do của điều này là bởi, sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực; sự linh động trong các giao dịch, hoạt động thương mại… sẽ không thể “chờ” để bạn tìm lại các bản lưu trữ tới vài tiếng, thậm chí là cả ngày. 

II. Những lợi thế khi sử dụng phần mềm lưu trữ văn bản

Hiệu quả làm việc cao

Thông qua phần mềm lưu trữ văn bản, chỉ cần một cú click chuột thì các dữ liệu bạn cần sẽ ngay lập tức hiện ra trước mắt. Nhờ việc xử lý nhanh chóng, đơn giản mà các công đoạn, công việc sau đó cũng đơn giản hơn rất nhiều.

Tiết kiệm chi phí

Một ưu điểm nữa của phương pháp này chính là số tiền doanh nghiệp phải bỏ ra rất ít. Xét về mặt nhân lực nhân công thì cách quản lý này, doanh nghiệp chỉ phải trả lương cho 1 người. Xét về mặt hệ thống vật tư thì lại càng đơn giản, doanh nghiệp chỉ phải đầu tư bạn đầu hệ thống và máy tính quản lý.

An toàn, bảo mật

Với hệ thống được mã hoá và chỉ duy nhất người quản lý biết thì chắc chắn rằng, phần mềm lưu trữ văn bản là hoàn toàn bảo mật và an toàn. Đặc biệt, nhờ có hệ thống này mà những vấn đề liên quan tới cháy nổ, mất cắp… sẽ không thể gây ảnh hưởng tới giấy tờ, sổ sách của doanh nghiệp bạn.

III. Nên sử dụng phần mềm lưu trữ văn bản nào?

Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp giải pháp lưu trữ văn bản cho các doanh nghiệp. Trong số đó, phần mềm lưu trữ văn bản – quản lý công văn giấy tờ, quản lý công việc  của CoDX nổi lên như một lời giải pháp ưu việt.


 CoDX  với nhiều ưu điểm như: cung cấp cho người dùng chức năng quản lý điều hành công việc, đây là một chức năng hỗ trợ rất mạnh cho lãnh đạo và những người có trách nhiệm điều hành công việc, có thể tạo lập công việc từ văn bản đến hoặc tạo lập công việc phi giấy tờ, tạo lập tiến độ thực hiện và theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện cho phép quản lý thông tin theo dạng sự kiện.

Phần mềm lưu trữ văn bản CoDX còn cung cấp chức năng quản lý hồ sơ, tài liệu, lưu trữ một cách đầy đủ và khoa học. Ngoài ra, phần mềm CoDx còn cung cấp một hệ thống quản trị toàn diện cho doanh nghiệp từ văn phòng số, đến quản trị nhân sự và quản trị tài chính kế toán…. 

>>> Tham khảo phần mềm quản lý doanh nghiệp CoDX ngay TẠI ĐÂY

Phần mềm CoDX được thiết kế cho việc triển khai cho mô hình tổ chức có nhiều cấp sử dụng, quản lý dữ liệu tập trung hoặc phân tán. Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ khả năng xem và duyệt văn bản từ xa sử dụng các thiết bị cầm tay như điện thoại di động thông minh, máy tính bảng thông qua kết nối Internet.

Thêm nữa, phần mềm CoDX còn được thiết kế theo mô hình “Điện toán đám mây”, để tạo một văn phòng ảo, kết nối các văn phòng và tạo một kênh truyền thông nội bộ giúp cho công tác quản lý và điều hành đơn vị tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả điều hành công việc.

Có thể bạn quan tâm:


Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022

CHI PHÍ VẬN HÀNH LÀ GÌ

 


Bài toán khó và vấn đề mà khiến cho các doanh nghiệp luôn đau đầu có thể là chi phí vận hành. Hãy theo chân chúng tôi để hiểu rõ hơn về chi phí vận hành là gì và các vấn đề liên quan đến chi phí vận hành nhé

1. Tìm hiểu chi phí vận hành là gì?

Overhead cost: chi phí vận hành còn được gọi với các khái niệm là chi phí chung, chi phí ẩn, chi phí gián tiếp. Là những chi phi phí liên quan đến việc vận hành thường ngày của tổ chức đơn vị hay doanh nghiệp. Và chi phí này chưa bao gồm chi phí về nhân công, nguyên vật liệu.

2. Các loại chi phí vận hành là gì doanh nghiệp

Một số chi phí để doanh nghiệp vận hành trơn tru như: nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân công. Chi phí sản xuất chung và các chi phí ngoài sản xuất.

Chi phí nguyên vật liệu

Một trong các loại chi phí thương mại mà doanh nghiệp cần nhắc đến là chi phí  nguyên vật liệu. Đây sẽ gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng, công cụ… dùng cho việc sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm xây lắp.

Nguyên vật liệu chính bao gồm các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất. Chi phí nguyên vật liệu chính thường được xây dựng theo định mức chi phí nhất định.

Nguyên vật liệu phụ là các vật liệu kết hợp với các vật liệu khác trong quá trình sản xuất giúp làm tăng thêm chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm hoặc đảm bảo cho hoạt động sản xuất được trôi chảy.


Xem thêm: Hệ thống quản lý công việc toàn diện việc dành cho doanh nghiệp 4.0

Chi phí khấu hao tài sản cố định

Đây là chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả cho các tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao bao gồm chi phí khấu hao hữu hình và chi phí khấu hao vô hình. Trong đó, chi phí khấu hao hữu hình là giá trị khấu hao mà doanh nghiệp bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với tài sản cố định tùy thuộc vào thời gian sử dụng của nó. Chi phí khấu hao vô hình là tài sản không thể hiện dưới dạng vật chất nhưng vẫn mang giá trị chung của doanh nghiệp, được sử dụng trong kinh doanh, sản xuất. 

Chi phí thuê nhân công

Chi phí nhân công là các khoản phải chi trả cho việc thuê nhân viên của doanh nghiệp. Các chi phí này bao gồm tiền lương cho đến các khoản phụ cấp, trợ cấp như thưởng, tiền trợ cấp ăn uống, tiền xăng xe… mang tính chất lượng trước khi trừ các khoản giảm trừ. Trong số các loại chi phí trong doanh nghiệp đây là khoản chi phí chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Chi phí ngoài sản xuất 

Chi phí ngoài sản xuất là những chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Các chi phí này có thể là chi phí quản lý khách hàng, chi phí tiếp thị, chi phí chăm sóc khách hàng… Để giảm thiểu chi phí ngoài sản xuất, doanh nghiệp cần áp dụng các giải pháp tối ưu quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả. 

Bài viết tham khảo thêm