Việc làm sao để thu hút và giữ chân người tài lại với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh vẫn còn là những trăn trở của doanh nghiệp.
Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với các
doanh nghiệp khác. Đáp án để trả lời cho câu hỏi trên có thể là Employer
Branding. Vậy Employer Branding là gì?
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về Employer Branding.
1. Tìm hiểu khái niệm
Employer branding là gì?
Employer Branding hay còn gọi là thương hiệu tuyển dụng. Là những động thái chủ động của doanh nghiệp
để nâng cao độ nhận diện và phân biệt thương hiệu. Là những cách mọi người cảm
nhận và sự ấn tượng về giá trị và môi trường làm việc tại một doanh nghiệp. Tuy
nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của quản lý thương hiệu – là một hệ thống quản
lý kết hợp nhiều yếu tố phối hợp tạo nên trải nghiệm thương hiệu.
Nói cách khác, trong khi “employer branding” được mô tả như
là một hoạt động rời rạc, thì “employer brand management” hay “quản lý thương
hiệu nhà tuyển dụng” mô tả một cách tiếp cận đầy đủ hơn để điều phối tổng thể
các hoạt động khác nhau như tuyển dụng, hội nhập (on-boarding), quản lý tài năng (talent management), quản lý thành tích (performance management) và phát triển lãnh đạo (leadership development).
Thương hiệu tuyển dụng - Employer branding có thể được
hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng chung quy vẫn được định nghĩa về 3 loại
như sau:
Thứ nhất, Employer
branding là một lời hứa
Theo CIPD thì thương hiệu nhà tuyển dụng là một tập hợp các
thuộc tính và phẩm chất- thường là vô hình làm cho tổ chức trở nên đặc biệt.
Đây sẽ là một trải nghiệm nhân viên và là công cụ thu hút người muốn phát triển,
muốn thể hiện bản thân.
Thứ hai, Employer
branding là hình ảnh, danh tiếng mà doanh nghiệp mong muốn hướng tới .
Ví dụ, Brett Minchington, người đã xuất bản một số cuốn sách
về đề tài này, định nghĩa thương hiệu của nhà tuyển dụng là “hình ảnh mô tả tổ
chức của bạn như một nơi tuyệt vời để làm việc”.
Cả hai định nghĩa này hầu như chỉ mô tả các thương hiệu có độ
mạnh nhất định, nhưng thực tế có rất nhiều thương hiệu nhà tuyển dụng không được
mô tả trong hai định nghĩa này. Do đó định nghĩa thứ ba có thể nói là bao quát
hơn, từ đó thực tế hơn và hữu ích hơn.
Thứ ba, Employer
branding là toàn bộ những suy nghĩ và cảm xúc từ những người có tương tác với
doanh nghiệp. Bao gồm cả tích cực và tiêu cực, cả trung thực và không trung thực,
mơ hồ và rõ ràng. Dù có dựa trên trải nghiệm trực tiếp hay không, cả giao tiếp
có chủ ý, không chủ ýhoặc có thể chỉ là tin đồn.
>>> Xem thêm: Động Lực Làm Việc Là Kết Nối Và Thấu Hiểu
Từ những quan điểm trên, mọi doanh nghiệp sẽ có cho mình thương
hiệu nhà tuyển dụng riêng
Từ quan điểm này, mọi doanh nghiệp đều có thương hiệu nhà
tuyển dụng riêng, cho dù họ có xác định các đặc điểm và hình ảnh mong muốn hay
không. Nói cách khác, thương hiệu, giống như danh tiếng, cuối cùng được xác định
bởi nhận thức của người khác.
Định nghĩa thương hiệu nhà tuyển dụng trên khía cạnh nhận thức
và tương tác với người khác sẽ hữu ích hơn vì nó cung cấp cho chúng ta một thước
đo thực tế hơn để đánh giá hiện trạng và giá trị thực của thương hiệu. Định
nghĩa này giúp chúng ta nhận ra rằng thương hiệu của một nhà tuyển dụng được định
hình cuối cùng cũng bởi những gì người khác nghe về bạn và cách họ trải nghiệm
với bạn, chứ không chỉ đơn thuần bằng các thông điệp có chủ ý từ phía bạn, tuy
nhiên những điều đó sẽ luôn thôi thúc giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình hơn, có
hành động cụ thể và giúp nhà tuyển dụng luôn thành thật.
2. Thương hiệu tuyển
dụng (Employer branding) và thương hiệu công ty (Company Brand) giống và khác
nhau như thế nào?
02 khái niệm Employer branding và Company Brand thường có những
nhầm lẫn. Tuy có những điểm tương đồng nhưng 02 khái niệm này lại có những khác
biệt mà người làm công tác tuyển dụng nhân sự cần nắm như sau:
Employer Brand:
thương hiệu tuyển dụng đề cập đến ấn tượng của ứng viên, người tìm việc về
doanh nghiệp dưới tư cách nhà tuyển dụng.
Company Brand:
Thương hiệu công ty đề cập đến ấn tượng nói chung của mọi người có thể là khách
hàng, đối tác, người tiêu dùng… về doanh nghiệp.
Tuy định nghĩa khác nhau là như vậy nhưng Employer Brand và
Company Brand vẫn tác động qua lại lẫn nhau. Một thương hiệu công ty mạnh sẽ là
nền tảng quan trọng đầu tiên để xây dựng một thương hiệu tuyển dụng mạnh.
Tuy nhiên, một thương hiệu công ty mạnh mới chỉ là nền tảng
chứ chưa phải quyết định tất cả đến khả năng thành công của một thương hiệu tuyển
dụng hấp dẫn (về lâu dài). Đối tượng của thương hiệu tuyển dụng là ứng viên –
những người đang tìm việc và nhân viên – những người hiện tại đang làm việc tại
doanh nghiệp. Những đối tượng này sẽ rất khác với các đối tượng khách hàng mua
sản phẩm/sử dụng dịch vụ của công ty. Ngoài uy tín và thương hiệu công ty, họ
còn nhiều mong muốn và nhu cầu khác nhau.
Mặc dù vậy, việc xây dựng thương hiệu công ty và thương hiệu
tuyển dụng cũng có những điểm tương đồng và nguyên tắc áp dụng. Dù đối tượng là
khách hàng hay ứng viên, doanh nghiệp cũng cần phải thấu hiểu insight, rồi mới
đến định vị, truyền thông và sau đó là đánh giá, đo lường.
Bài viết tham khảo:
- Quy Tắc Giữ Chân Nhân Tài: Lương – Thưởng – Vinh Danh
- Từ Hành Động Đến Thói Quen, Cho Ra Văn Hóa
- Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Trong Thời Kỳ Mới
- Gia Tăng Phúc Lợi Cho Nhân Viên Không Cần Tăng Chi Phí
- Trao Đi Các Phúc Lợi, Doanh Nghiệp Nhận Được Gì?
- Vai Trò Của Bộ Phận Nhân Sự Trong Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp
- Chế Độ Phúc Lợi Linh Hoạt Dành Cho Gen Z
- Làm Việc Để Sống Hay Sống Để Làm Việc?
- Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Có Cần “Chuyển Đổi Số Trong Văn Hóa Doanh Nghiệp”?
- Mạng xã hội nội bộ không gian số miễn phí
- Thông điệp Tuyên dương lan tỏa các thông điệp từ những hành vi theo giá trị cốt lõi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét